Bảo hiểm Thời đại số

Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Là Gì? Có Nên Mua Bảo Hiểm Hàng Hóa Không?

Khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, đi kèm với đó là rủi ro hư hại, mất mát trong quá trình giao nhận cũng trở thành mối lo lắng thường trực của khách hàng. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển chính là giải pháp giúp các doanh nghiệp và cá nhân yên tâm hơn khi giao hàng, giảm thiểu tối đa các thiệt hại tài chính. Cùng Viettel Post khám phá chi tiết về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển ngay dưới đây!

bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển uy tín, chuyên nghiệp

1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?

Bảo hiểm hàng hoá là một loại hình bảo hiểm tài sản, được thiết kế để bảo vệ hàng hóa khỏi những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Bảo hiểm này giúp các cá nhân và doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại tài chính khi hàng hoá không may gặp sự cố như hư hỏng, mất mát, thất thoát khi di chuyển qua nhiều phương thức vận tải.

Bản chất của bảo hiểm hàng hoá là sự thoả thuận giữa người mua bảo hiểm (chủ hàng hoặc người vận chuyển) và công ty bảo hiểm. Trong đó. người mua bảo hiểm sẽ đóng một khoản phí để đảm bảo nếu hàng hóa gặp sự cố không mong muốn, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường một phần hoặc toàn bộ giá trị tổn thất, tùy vào phạm vi bảo hiểm mà người mua đã chọn.

2. Tại sao cần mua bảo hiểm hàng hóa?

Bảo hiểm hàng hóa là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ hàng hóa khỏi những rủi ro không lường trước trong quá trình vận chuyển, đảm bảo quyền lợi tài chính cho chủ hàng và mang lại sự an tâm trong các giao dịch thương mại. Dưới đây là những lý do nổi bật cho thấy tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm hàng hóa:

2.1. Giảm rủi ro tài chính

Khi hàng hoá gặp phải sự cố hư hỏng, mất mát do tai nạn, thiên tai hoặc các tình huống không mong muốn, bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng tài chính cho chủ hàng. Nếu không có bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ chi phí bồi thường hoặc tổn thất, điều này có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính.

Đặc biệt với các mặt hàng có giá trị cao, việc có bảo hiểm sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất lớn.

2.2. Bảo vệ lợi ích các bên liên quan 

Trong một giao dịch vận chuyển, không chỉ chủ hàng mà cả người mua và đơn vị vận chuyển đều liên quan trực tiếp đến chất lượng hàng hoá.

Bảo hiểm hàng hoá giúp bảo vệ lợi ích của tất cả các bên, đảm bảo sự an toàn và trách nhiệm trong quá trình giao dịch, tránh những tranh chấp có thể xảy ra khi gặp sự cố. Điều này đặc biệt quan trọng trong các hợp đồng vận chuyển quốc tế hoặc giao dịch có giá trị lớn.

2.3. Tăng uy tín và niềm tin với khách hàng 

Đối với các doanh nghiệp, cung cấp hàng hóa được bảo hiểm là một cam kết về sự an toàn và uy tín với khách hàng.

Việc này tạo dựng lòng tin và sự tin tưởng từ phía khách hàng, cho thấy doanh nghiệp có trách nhiệm, đảm bảo an toàn cho sản phẩm đến tận tay người mua. Trong một thị trường cạnh tranh, yếu tố này có thể là điểm mạnh giúp doanh nghiệp nổi bật hơn.

2.4. Đáp ứng yêu cầu pháp lý và hợp đồng

Trong một số trường hợp, các giao dịch thương mại và hợp đồng có thể yêu cầu bên cung cấp hàng hóa phải có bảo hiểm, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển quốc tế. Các yêu cầu này nhằm bảo vệ bên mua và đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Bảo hiểm hàng hóa giúp các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định, đáp ứng yêu cầu pháp lý, đồng thời tạo thuận lợi trong các giao dịch quốc tế.

tại sao nên bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

                         Tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển

3. Những rủi ro nào mà bảo hiểm hàng hóa có thể bảo vệ?

Bảo hiểm hàng hóa là giải pháp giúp bảo vệ hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển trước các rủi ro không mong muốn. Các rủi ro mà bảo hiểm hàng hoá có thể bảo vệ bao gồm:

3.1. Rủi ro tai nạn giao thông 

Tai nạn giao thông là một trong những rủi ro phổ biến nhất trong quá trình vận chuyển Các sự cố như va chạm xe cộ, tàu va vào nhau, hoặc sự cố máy bay có thể gây hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa. Với bảo hiểm hàng hóa, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thiệt hại, giảm thiểu gánh nặng tài chính khi tai nạn xảy ra.

3.2. Rủi ro thiên tai và thời tiết khắc nghiệt 

Bão, lũ lụt, động đất và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác có thể gây ra thiệt hại lớn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển đường biển. Bảo hiểm hàng hóa bảo vệ chủ hàng trước những tổn thất do thiên tai gây ra, giúp doanh nghiệp có phương án bồi thường hợp lý để khắc phục sự cố.

3.3. Rủi ro trộm cắp và mất mát hàng hoá 

Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa dễ trở thành mục tiêu của các hành vi trộm cắp. Điều này có thể xảy ra khi hàng hóa lưu kho tại cảng, bến xe hoặc trong khi vận chuyển trên đường. Bảo hiểm hàng hóa sẽ chi trả phần tổn thất do trộm cắp, thất thoát, giúp bạn yên tâm hơn trong việc vận chuyển các mặt hàng có giá trị cao.

3.5. Rủi ro hư hỏng hàng hóa do sai sót trong xử lý và bốc dỡ

Trong quá trình vận chuyển, hàng hóa có thể bị hư hỏng do các lỗi trong quy trình bốc dỡ, đóng gói hoặc xử lý không cẩn thận. Ví dụ, hàng hóa dễ vỡ như thủy tinh, thiết bị điện tử dễ gặp rủi ro trong khâu này. Bảo hiểm hàng hóa sẽ hỗ trợ chi phí bồi thường nếu xảy ra tổn thất do sai sót kỹ thuật hoặc sơ suất trong quá trình vận chuyển.

3.6. Rủi ro do các sự cố ngoài ý muốn như cháy nổ

Hỏa hoạn có thể xảy ra bất ngờ trong quá trình vận chuyển hoặc khi hàng hóa được lưu kho tạm thời. Sự cố cháy nổ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tạo ra những rủi ro lớn về an toàn. Bảo hiểm hàng hóa có thể bồi thường cho những thiệt hại phát sinh do hỏa hoạn, đảm bảo doanh nghiệp không phải chịu tổn thất lớn khi sự cố xảy ra.

4. Các loại hình bảo hiểm hàng hóa phổ biến hiện nay?

Hiện nay, có nhiều loại hình bảo hiểm hàng hóa được cung cấp để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp trong quá trình vận chuyển. Các loại hình này được thiết kế phù hợp với nhiều nhu cầu và mức độ rủi ro khác nhau của người gửi hàng:

4.1. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa là loại bảo hiểm áp dụng cho hàng hóa được vận chuyển trong phạm vi một quốc gia, bao gồm các phương tiện vận chuyển như đường bộ, đường sắt, đường thủy hoặc hàng không nội địa.

  • Phạm vi bảo vệ: Loại bảo hiểm này bảo vệ hàng hóa trước các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển nội địa, như hư hỏng do va chạm, sự cố từ các phương tiện vận chuyển, cháy nổ, thiên tai, hoặc hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển.
  • Phù hợp: Các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong nước, đặc biệt là những mặt hàng có giá trị cao hoặc dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm hay các sự cố từ phương tiện vận chuyển.

4.2. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển quốc tế

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển quốc tế, hay còn gọi là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, dành cho hàng hóa vận chuyển xuyên biên giới qua các phương tiện như tàu biển, máy bay, hoặc xe tải.

  • Phạm vi bảo vệ: Loại bảo hiểm này bảo vệ hàng hóa khỏi các rủi ro toàn cầu, bao gồm thiên tai, tai nạn tàu biển, tai nạn hàng không, cháy nổ, cướp biển, và các sự cố không lường trước trong quá trình vận chuyển quốc tế. Các điều kiện bảo hiểm thường dựa trên các tiêu chuẩn của Hiệp hội Bảo hiểm London (Institute Cargo Clauses – ICC), giúp doanh nghiệp bảo vệ hàng hóa khi vận chuyển qua các vùng có rủi ro cao.
  • Phù hợp: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc những ai tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cần bảo vệ tài sản của mình khi vận chuyển hàng hóa qua các biên giới quốc gia.

4.3. Bảo hiểm hàng hóa chuyên dụng

Bảo hiểm hàng hóa chuyên dụng được thiết kế đặc biệt cho các loại hàng hóa có tính chất đặc biệt như hàng dễ hỏng (thực phẩm, dược phẩm), hàng hóa nguy hiểm (hóa chất, chất dễ cháy nổ), hoặc hàng hóa có giá trị cao (đồ trang sức, điện tử).

  • Phạm vi bảo vệ: Loại bảo hiểm này bảo vệ các loại hàng hóa đặc thù trước những rủi ro riêng biệt mà chúng có thể gặp phải. Ví dụ, thực phẩm có thể gặp phải rủi ro hư hỏng do nhiệt độ không ổn định, trong khi hàng hóa nguy hiểm như hóa chất cần bảo vệ trước các sự cố gây nổ hoặc cháy. Hàng hóa có giá trị cao cũng sẽ được bảo vệ khỏi mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
  • Phù hợp: Các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt hoặc có nguy cơ cao về mất mát, hư hỏng. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ngành như thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, hoặc các mặt hàng cao cấp đắt giá.

4.4. Bảo hiểm hàng hóa tất cả các rủi ro (All Risk Cargo Insurance)

Bảo hiểm hàng hóa tất cả các rủi ro là loại bảo hiểm toàn diện, bảo vệ hàng hóa trước gần như tất cả các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, từ các tai nạn bất ngờ đến những sự cố không lường trước.

  • Phạm vi bảo vệ: Loại bảo hiểm này bao gồm tất cả các sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển, trừ những trường hợp ngoại lệ được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm hoặc những rủi ro do lỗi từ người gửi hàng. Đây là lựa chọn tối ưu cho những doanh nghiệp muốn có sự bảo vệ toàn diện đối với tài sản của mình.
  • Phù hợp: Các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa giá trị cao hoặc muốn đảm bảo tối đa cho tài sản của mình trong mọi điều kiện.
các loại hình bảo hiểm hàng hóa vận chuyển

                    Điểm danh các loại hình bảo hiểm hàng hóa an toàn khi vận chuyển

5. Chính sách bồi thường hàng hóa khi bị mất của Viettel Post

Viettel Post cung cấp các dịch vụ bảo hiểm hàng hóa cho khách hàng nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Khi xảy ra sự cố mất mát hoặc hư hỏng, Viettel Post có chính sách bồi thường rõ ràng và minh bạch. Quy trình bồi thường gồm:

5.1. Đối với bưu gửi là vật phẩm, hàng hoá sử dụng dịch vụ bưu chính trong nước:

Khách hàng sử dụng dịch vụ “bảo hiểm, khai giá”: 

  • Bồi thường 100% giá trị thiệt hại. Giá trị bảo hiểm và khai giá tối đa 100 triệu đồng/ bưu gửi (giá trị hàng hóa > 100 triệu VNĐ, khách hàng tự mua bảo hiểm hàng hóa của các Công ty bảo hiểm). Bưu gửi có giá trị cao hoặc bưu gửi có giá trị > 3 triệu VNĐ phải sử dụng dịch vụ giá trị cao (theo văn bản số 316/QĐ-VTPost ban hành ngày 27/2/2023).
  • Yêu cầu: 100% hàng hóa phải dùng dịch vụ bảo hiểm và khai giá. Riêng các loại hàng giá trị cao phải sử dụng đồng thời cả 02 dịch vụ “Bảo hiểm và khai giá”

Khách hàng sử dụng dịch vụ COD: 

  • Bồi thường cho khách hàng tối đa bằng 100% số tiền thu hộ (tiền COD và cước đầu nhận thanh toán) không bao gồm lợi nhuận nhưng tối đa không quá 30 triệu VNĐ/ bưu gửi. Đối với đơn hàng có giá trị lớn hơn số tiền COD mà người gửi muốn được bồi thường 100% thì phải sử dụng dịch vụ bảo hiểm và khai giá cho phần vượt trên giá trị COD nhưng tổng giá trị bồi thường không quá 100 triệu VNĐ/ bưu gửi.
  • Yêu cầu: Doanh nghiệp hoặc người gửi hàng trực tiếp phải có biên bản thỏa thuận bồi thường giảm giá tối đa dựa theo giá trị đầu vào của bưu gửi.

Khi không sử dụng dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, không sử dụng dịch vụ COD, khách hàng chứng minh được giá trị thiệt hại:

  • Giá trị bồi thường sẽ dựa thỏa thuận theo hợp đồng riêng hai bên ký kết (nếu có) hoặc bằng 70% giá trị thiệt hại nhưng tối đa không quá 30 triệu VNĐ/ bưu gửi.
  • Chứng từ chứng minh giá trị thiệt hại bao gồm hóa đơn tài chính hoặc chứng từ chuyển khoản có xác nhận của ngân hàng trước thời gian gửi, chứng từ chuyển tiền qua ví điện tử được ngân hàng nhà nước công nhận như ví Momo, Zalo Pay, Mobile money, Viettel Pay… trước thời gian gửi, đối với chứng từ chuyển khoản không có xác nhận của ngân hàng cần kèm theo thông tin trao đổi mua bán giữa hai bên trước ngày gửi.
  • Yêu cầu: Hóa đơn có giá trị pháp lý (Hóa đơn giá trị gia tăng, nếu người bán là doanh nghiệp kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn bán hàng, nếu người bán là doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, Bộ hồ sơ kê khai hải quan, nếu Hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam).

Khách hàng không sử dụng dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, không sử dụng dịch vụ COD. Khách hàng không chứng minh được giá trị thiệt hại:

  • Giá trị bồi thường sẽ bằng 50% giá trị thiệt hại nhưng tối đa không quá 30 triệu VNĐ/ bưu gửi.
  • Khi không chứng minh được giá trị thiệt hại, doanh nghiệp hoặc người gửi trực tiếp có trách nhiệm cung cấp tham chiếu giá trị qua các trang web bán hàng. Tuy nhiên Viettel Post cũng sẽ chỉ định tham chiếu giá trị trên thị trường đối với hàng hóa theo mô tả hàng hóa ban đầu để làm cơ sở xác định giá trị. Giá trị hàng hóa được xác định bằng trung bình cộng của ít nhất 3 trang web.
  • Yêu cầu: 100% hàng hóa phải khai báo giá trị khi gửi. Chấp nhận khi khách hàng khai báo rõ tên, mã hiệu, chủng loại hàng hóa để làm cơ sở đối chiếu.

Các trường hợp khác:

  • Giá trị bồi thường sẽ là mức bồi thường tối thiểu theo quy định của Luật Bưu chính và nghị định 47/2011/NĐ-CP, mức tối đa không quá 30 triệu VNĐ/ bưu gửi (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng.
  •  Yêu cầu: Giá trị do hai bên thỏa thuận dựa trên cơ sở thực tế.

5.2. Đối với bưu gửi là thư

Bưu gửi là thư, chứng từ, tài liệu, ấn phẩm, giấy tờ thông thường: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng.

Bưu gửi là chứng từ có giá trị: 

  • Nội dung là chứng từ có giá trị: Hồ sơ thầu, giấy báo nhập học, giấy đăng kiểm, giấy phép lái xe, hộ chiếu, sổ gốc hộ khẩu, chứng minh thư, bằng gốc đại học… có khai báo nội dung trước khi gửi,  sẽ được bồi thường chi phí làm lại giấy tờ nhưng tối đa không quá 2 triệu VNĐ/ bưu gửi.
  • Không khai báo nội dung trước khi gửi: bồi thường theo quy định của Luật Bưu chính và nghị định 47/2011/NĐ-CP (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng.

5.3. Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế

  • Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
  • Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.

>> Xem thêm: Hồ sơ bồi thường bưu gửi TẠI ĐÂY

6. Những lưu ý khi shop khai báo giá trị bảo hiểm hàng hóa

Khai báo giá trị bảo hiểm hàng hoá là bước quan trọng giúp đảm bảo hàng hoá được bảo vệ một cách toàn diện trước các rủi ro không mong muốn. Để quá trình bồi thường diễn ra thuận lợi các shop cần lưu ý một số điểm quan trọng khi khai báo giá trị bảo hiểm hàng hóa:

  • Khai báo chính xác giá trị hàng hóa: Việc khai báo đúng giá trị thực của hàng hóa là yếu tố quan trọng giúp xác định mức bồi thường khi có sự cố xảy ra. Khai báo không chính xác có thể dẫn đến việc bồi thường không đầy đủ hoặc từ chối bảo hiểm.
  • Tham khảo hợp đồng và quy định bảo hiểm: Trước khi khai báo, các doanh nghiệp cần đọc kỹ điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng. Điều này giúp bạn hiểu rõ về mức độ bảo vệ mà bảo hiểm cung cấp, tránh việc khai báo sai giá trị hoặc không khai báo đúng loại hàng hoá.
  • Lưu trữ các chứng từ liên quan: Sau khi khai báo giá trị bảo hiểm, shop cần lưu trữ các chứng từ chứng minh giá trị hàng hóa, như hóa đơn, hợp đồng mua bán, các chứng từ xuất nhập khẩu (nếu có), để làm căn cứ khi cần thiết.
  • Bảo hiểm hàng hoá đặc biệt: Nếu shop vận chuyển các loại hàng đặc biệt như thực phẩm, dược phẩm hoặc hóa chất, giá trị bảo hiểm cần phản ánh đúng mức độ rủi ro của những mặt hàng này.
  • Cập nhật thông tin kịp thời: Nếu có bất kỳ thay đổi về giá trị hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển, shop cần kịp thời cập nhật lại giá trị bảo hiểm để đảm bảo tất cả đều được bảo vệ một cách đầy đủ và chính xác.
  • Lựa chọn bảo hiểm phù hợp: Shop cần thường xuyên đánh giá lại nhu cầu bảo hiểm của mình, đặc biệt là khi số lượng hoặc loại hàng hóa thay đổi. Việc lựa chọn mức bảo hiểm phù hợp sẽ giúp shop tối ưu chi phí.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển là lựa chọn thông minh và cần thiết, đặc biệt trong thời đại kinh tế số và giao dịch trực tuyến phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Việc lựa chọn bảo hiểm hàng hóa không chỉ là cách để bảo vệ tài sản mà còn là cam kết trách nhiệm, uy tín đối với khách hàng của các doanh nghiệp. Hãy để Viettel Post đồng hành cùng bạn, mang đến sự an tâm và tin tưởng trên mỗi hành trình với chính sách bảo hiểm minh bạch nhé!

Bạn cũng có thể thích