Bảo hiểm Thời đại số

Trung tâm tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức song hành

Có thể nhận diện nhiều cách thức, điều kiện khác nhau để thành lập trung tâm tài chính quốc tế ở các quốc gia, nhưng đối với Việt Nam, việc thành lập IFC còn khó và khác biệt hơn các nước không chỉ ở quy mô dân số, địa lý… mà còn khác biệt về khung pháp lý.

Thành lập trung tâm tài chính quốc tế nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn

Thực tế, các trung tâm tài chính quốc tế vận hành lâu đời ở các quốc gia phát triển có hành lang pháp lý thông thoáng. Còn ở Việt Nam, hiện có quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn kinh tế vĩ mô. Đơn cử như về quy định giao dịch vốn, tự do hoá dòng vốn là một điều kiện lớn để thành lập IFC nhưng hiện Việt Nam có quy định chặt chẽ về vấn đề này. Ngoài ra, các cam kết quốc tế với đối tác thương mại của Việt Nam vẫn có những yêu cầu về bảo vệ thị trường. Bên cạnh đó, nếu có ưu đãi hơn nữa về điều kiện mở định chế tài chính thì cũng là một bài toán. “Làm sao để xây dựng được một khung pháp lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trung tâm tài chính quốc tế hoạt động hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn kinh tế vĩ mô?”, ông Nguyễn Đức Long đặt vấn đề.

Về phía các ngân hàng, hoạt động ngân hàng truyền thống trong IFC sẽ không nhiều mà sẽ hướng về các hoạt động ngân hàng mới, theo thông lệ quốc tế. Đi kèm với đó là vấn đề quản lý an toàn hoạt động. Với vai trò của cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng, NHNN sẽ rà soát, sửa thông tư về tỷ lệ an toàn vốn, tuân thủ theo Basel II nâng cao. Đồng thời, NHNN cũng sẽ phối hợp với các bên để xây dựng chính sách đảm bảo trung tâm tài chính hoạt động hiệu quả nhưng phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Minh Phương/TH

Bạn cũng có thể thích